Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con - Bs Thế

HIV LÂY TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG

Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Long – Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS

“Khi không có can thiệp dự phòng nào thì tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con là 45%. Tuy nhiên nếu được dự phòng tích cực cho mẹ và con thì tỷ lệ này dưới 2%, tức là có 100 người phụ nữ nhiễm HIV sinh con thì có 2 trẻ bị lây nhiễm HIV từ mẹ”

1/ Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

Để giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con thì việc xét nghiệm HIV sớm và điều trị sớm bằng ARV là yếu tố then chốt có tính chất quyết định. Vì những đứa con khỏe mạnh, không nhiễm HIV, phụ nữ chưa biết tình trạng nhiễm HIV cần đi làm xét nghiệm trước khi mang thai, hoặc trong 3 tháng đầu của thai kỳ để được điều trị ARV càng sớm càng tốt nếu dương tính với HIV. Phụ nữ đã bị nhiễm HIV cần xem xét kỹ thời điểm có thai, đó là khi tải lượng HIV của mình thấp, dưới ngưỡng phát hiện để giảm thiểu nguy cơ lây truyền HIV sang con. Nên sinh ở bệnh viện tuyến huyện trở lên để có đủ thuốc dự phòng cho con sau sinh. Luôn tuân thủ điều trị ARV theo hướng dẫn của thầy thuốc đối với mẹ và con. Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý hỗ trợ cho người mẹ và con.

Phụ nữ bị nhiễm HIV nếu có thai sẽ bị biến chuyển thành bệnh AIDS nhanh hơn những người khác.

Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con - Bs Thế

  1. Các giai đoạn lây truyền HIV từ mẹ sang con

Lây truyền HIV chủ yếu là truyền từ mẹ sang con qua bánh rau khi có thai, qua máu và dịch âm đạo khi chuyển dạ đẻ, qua sữa khi cho con bú.

  • Trong thời kì mang thai

Virus HIV từ máu của mẹ nhiễm HIV qua nhau thai để vào cơ thể thai nhi.Sự lây truyền HIV trong thời kỳ mang thai có thể xảy ra sớm ngay khi mới được 8 tuần tuổi và có thể kéo dài trong suốt thai kỳ.

Tuy nhiên người ta nhận thấy tỷ lệ lây truyền HIV qua nhau thai tương đối cao vào thời kỳ tuổi thai được trên 18 tuần. Khoảng 20-30% số trẻ em bị lây truyền HIV từ mẹ được cho là lây truyền qua bánh rau

  • Trong khi sinh

Sư lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra muộn quanh thời kỳ chuyển dạ. Khi bé đi ra ngoài sẽ tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo: nuốt nước ối, virus trong máu và dịch âm đạo của mẹ có chứa HIV hoặc do sự trao đổi máu mẹ – thai nhi khi chuyển dạ ( ở giai đoạn này các cơn co tử cung của mẹ có thể chuyển máu mẹ chứa HIV vào tuần hoàn của thai nhi làm cho trẻ dễ bị nhiễm HIV từ mẹ. Khoảng 50-60% trẻ em bị lây nhiễm HIV trong giai đoạn này. Nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong khi sinh sẽ tăng lên trong trường hợp đẻ khó, chuyển dạ kéo dài, bị sang chấn… Thời gian từ khi vỡ ối đến khi sinh càng dài thì nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con càng cao, nhất là khi thời gian này trên 4 giờ.

  • Khi cho con bú

Dù nồng độ virus HIV không cao trong sữa mẹ nhưng vẫn gây nguy cơ lây nhiễm cho trẻ khi trẻ bú sữa mẹ nhiễm HIV

Khi trẻ bú mẹ, HIV từ sữa mẹ có thể xâm nhập qua niêm mạc miệng, lưỡi, lợi của đứa trẻ và lây nhiễm cho trẻ nhất là các trẻ có các viêm nhiễm trong khoang miệng. Trong trường hợp vú mẹ có viêm nhiễm, có vết nứt, khi trẻ mọc rang cắn gây chảy máu thì HIV có thể theo máu vào miệng trẻ, xâm nhập qua niêm mạc trong khoang miệng và gây nhiễm HIV cho trẻ

Nếu muốn nuôi con bằng sữa mẹ thì người mẹ nhiễm HIV phải được điều trị bầng thuốc kháng virus ARV và đảm bảo tuân thủ điều trị tốt để đạt tải lượng virus HIV dưới ngưỡng ức chế. Trong trường hợp không đảm bảo điều trị thì người mẹ nhiễm HIV nên nuôi con bằng sữa thay thế.

Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con - Bs Thế

3/ Tầm quan trọng của dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Một bà mẹ bị nhiễm HIV mang thai có thể làm lây truyền HIV từ mẹ sang con, nhưng không phải tất cả các bà mẹ nhiễm HIV mang thai khi sinh con thì con của họ đều bị nhiễm HIV. Trong 100 trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV không được chăm sóc điều trị thích hợp, không dùng thuốc arv đề phòng lây nhiễm HIV lây truyền từ mẹ sang con thì trung bình có 30-35 trẻ sinh ra bị nhiễm HIV từ mẹ. Nếu được phát hiện sớm và điều trị thích hợp tỷ lệ giảm còn 2%

Vì vậy, phụ nữ mang thai biết mình bị nhiễm HIV hoặc phụ nữ nhiễm HIV muốn mang thai và muốn sinh con đều cần được tư vấn và cần tuân thủ tốt việc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV cần đến ngay các cơ sở y tế đăng ký càng sớm càng tốt để được điều trị dự phòng kịp thời. Nếu điều trị muộn hơn kết quả sẽ bị hạn chế.