Báo động nhiễm HIV ở nhóm đồng tính nam – Bs Thế

Bài chia sẻ của Bác sĩ Nguyễn Duy Thế – Bệnh viện 175 – TPHCM
Chuyên khoa bệnh nhiệt đới – Chuyên gia tư vấn và điều trị HIV/AIDS với 28 năm kinh nghiệm.

Tình hình nhiễm HIV ở nhóm đồng tính nam đang gia tăng trong những năm gần đây và dự kiến sẽ liên tục tăng trong thời gian tới.

1. Thống kê bệnh nhân nhiễm HIV ở nhóm đồng tính nam

Trước đây dịch HIV/AIDS lây truyền mạnh trong nhóm những người tiêm chích ma túy và nhóm mại dâm, tuy nhiên gần đây phát hiện ngày càng nhiều người nhiễm HIV thuộc cộng đồng MSM (Quan hệ tình dục đồng giới nam). Hiện có 20% người nhiễm HIV ở VN là người đồng tính nam, nhưng con số này có thể tăng lên 40% vào năm 2025. Ông Nguyễn Hoàng Long, cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), cho biết ngày 8-11.

“Trước đây tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm đồng tính nam khoảng 3-5%, nhưng hiện nay lên tới 10-15%, tức là tăng gấp đôi trong khoảng vài năm gần đây và khoảng 30% trong số này là nhiễm trong 1 năm gần đây” – ông Long cho biết.

Cũng theo khảo sát của Cục Phòng chống HIV/AIDS, tuổi trung bình của người mới nhiễm trong nhóm đồng tính nam là 23 tuổi. Phần lớn những người nhiễm HIV trong nhóm này qua khảo sát vừa qua sống tại TP.HCM, thứ đến là tỉnh Bình Dương và Hà Nội.

Những trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện 9 tháng đầu năm 2019 chủ yếu là nam giới (76,9%); gặp ở mọi lứa tuổi từ 15-25 chiếm 18,9% tăng hơn rất nhiều so với năm 2014 (8%). Đường lây nhiễm qua quan hệ tình dục tiếp tục gia tăng, từ 36,2% năm 2014 lên 65,6% cuối năm 2018 và 72,4% vào tháng 9.2019, lây qua đường máu giảm từ 63,2% năm 2014 xuống 26,7%. Nhóm tiêm chích ma túy còn 22,8%.

Hai nhóm phát hiện HIV nhiều nhất năm 2019 là vợ / chồng / bạn tình (32,8%) và quan hệ tình dục đồng giới là 27,5%.

Cục Phòng chống HIV/AIDS cũng cho biết về hành vi nguy cơ trong nhóm quan hệ tình dục đồng tính nam, một tỷ lệ đáng kể (8-11%) trong số người được khảo sát cho biết họ từng có quan hệ tình dục tập thể. Nhưng tỷ lệ dùng bao cao su chỉ từ 52-76%, tỷ lệ từng dùng ma túy cũng từ 9-22%.

Ở Hà Nội tỷ lệ người đồng tính nam và người chuyển giới mắc HIV tăng từ 5% lên 15%, người mắc chủ yếu là trẻ sống ở các thành phố lớn.

Bác sĩ Võ Hải Sơn, Trưởng phòng Giám sát và xét nghiệm, Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và cộng đồng người chuyển giới có xu hướng tăng. Ước tính cả nước hiện có khoảng 174.000 người trong nhóm MSM. Giai đoạn năm 2011-2018, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm đồng tính nam khoảng 3-5%.

Riêng ở khu vực Cần Thơ, tâm sự với chúng tôi, anh N.N.T, một nhân viên tiếp cận cộng đồng chuyên làm tư vấn xét nghiệm cho đối tượng MSM cho biết, mặc dù mới làm được 2 tháng đầu tiên triển khai nhưng anh đã thực hiện xét nghiệm cho hơn 70 đối tượng MSM, trong số này đã có 1 số người “có phản ứng” dương tính với HIV.

H.V.D (21 tuổi, TP.Cần Thơ) bàng hoàng khi nhận được kết quả dương tính với HIV. Mặc dù theo các tư vấn viên, D vẫn cần đến các bệnh viện chuyên khoa để thăm khám chuyên sâu, nhưng D vẫn vô cùng hoang mang. “Em yêu bạn tình đồng giới đã hơn 1 năm nay, chúng em yêu nhau nên không hề đề phòng, không dùng bất cứ biện pháp phòng chống HIV nào. Giờ mới ngỡ ngàng đau đớn thế này” – D sụt sùi nói.

Báo động nhiễm HIV ở nhóm đồng tính nam - Bs Thế

2. Phòng tránh lây nhiễm HIV cho nhóm đồng tính nam

Ông Long cũng cho biết hiện chưa có vắc-xin ngừa HIV/AIDS, nhưng tại VN đã bắt đầu đưa vào sử dụng loại thuốc uống, uống mỗi ngày 1 viên có khả năng phòng tránh 95% nguy cơ ở nhóm có hành vi nguy cơ cao như nghiện chích, quan hệ tình dục đồng giới, người bán dâm… Cho đến nay, đã có khoảng 4.000 người sử dụng hình thức phòng bệnh này tại VN.

Một trong những giải pháp được chú trọng nhằm kiểm soát và phát hiện những người nhiễm HIV trong nhóm nam có quan hệ với nam (MSM) đó là các tổ chức tăng cường các biện pháp tự xét nghiệm trong cộng đồng, tuyên truyền mạnh về tình trạng này. Có khá nhiều bạn trẻ thuộc nhóm MSM tham gia những mô hình hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS, xét nghiệm tại cộng đồng và sinh hoạt cộng đồng của nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) được Cục Phòng chống HIV AIDS đánh giá cao.

Có thể nói, việc triển khai mô hình xét nghiệm HIV tại cộng đồng và tư vấn xét nghiệm là một mô hình rất hiệu quả trong việc tăng tỷ lệ xét nghiệm trong nhóm những người có nguy cơ cao với HIV. Nhưng chính hoạt động của các bạn đã thêm một lần nữa khẳng định sự tăng lên chóng mặt của những người nhiễm HIV thuộc nhóm này.

Việt Nam hiện có khoảng 250.000 người nhiễm HIV còn sống, khoảng gần 200.000 người nhiễm biết được tình trạng bệnh của mình. Hiện chưa có vắc-xin ngừa HIV/AIDS, tại Việt Nam có các loại thuốc điều trị và dự phòng.

Đến tháng 6, gần 140.000 người đang điều trị ARV ở khắp các tỉnh thành, trong đó có cả trẻ em. Thuốc đang được bảo hiểm y tế chi trả, với 188 cơ sở điều trị cung cấp thuốc ARV.

3. Thuốc chống phơi nhiễm (PrEP)

Thuốc chống phơi nhiễm (PrEP): thuốc chống phơi nhiễm là một phương pháp giúp những người khỏe mạnh phòng tránh nhiễm HIV bằng cách uống một viên thuốc mỗi ngày. Thuốc sử dụng là thuốc phối hợp của emtricitabine và tenofovir (biệt dược: Truvada), có thể làm giảm nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục ở những đối tượng có nguy cơ cao. Truvada cũng là thuốc trong phác đồ điều trị HIV. Trước khi sử dụng Truvada để phòng tránh HIV, bác sĩ cần chắc chắn người sử dụng không nhiễm HIV. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cần xét nghiệm virus viêm gan B, nếu nhiễm virus viêm gan B sẽ cần kiểm tra chức năng thận trước khi kê đơn Truvada. Thuốc cần được tuân thủ sử dụng nghiêm ngặt hàng ngày, và các biện pháp phòng tránh khác vẫn nên được sử dụng, như dùng bao cao su mỗi khi quan hệ.

Báo động nhiễm HIV ở nhóm đồng tính nam - Bs Thế

Thuốc ARV khống chế lượng virus trong máu người nhiễm giảm ở mức thấp, giúp người bệnh khỏe, giảm tử vong, nâng cao tuổi thọ, giảm lây truyền HIV. Khi tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện 200 bản sao trong một ml máu, sẽ không lây truyền HIV qua quan hệ tình dục. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị ARV sớm thì 98% trẻ sinh ra không lây nhiễm.

Tỷ lệ người được điều trị dự phòng tiền phơi nhiễm (PrEP) cũng tăng. Hiện có 4.000 người đang sử dụng PrEP; tỷ lệ duy trì điều trị cao. PrEP giúp những người chưa bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao, dự phòng lây nhiễm HIV bằng cách uống một viên thuốc mỗi ngày. Tuân thủ tốt liệu trình dự phòng có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục trên 90% và qua tiêm chích ma túy đến 70%. PrEP an toàn cho người dùng, cả phụ nữ mang thai và cho con bú.

Bạn cần biết:

Thuốc PrEP được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nên sử dụng đối với những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Đó là nhóm MSM, phụ nữ bán dâm và các cặp dị nhiễm (cặp có một người nhiễm và một người không nhiễm HIV).

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *