ĐỒNG NHIỄM HIV VÀ VIÊM GAN C
Bài chia sẻ của Bs Nguyễn Duy Thế
Chuyên khoa bệnh nhiệt đới, chuyên gia tư vấn và điều trị HIV/AIDS với 28 năm kinh nghiệm.
1/ Các đường lây nhiễm viêm gan C
Viêm gan virus C có chung đường lây truyền như HIV đó là lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục và lây truyền từ mẹ sang con
- Lây nhiễm qua đường máu
Đường máu là con đường lây nhiễm virus viêm gan C chiếm tỷ lệ cao nhất. Số người nhiễm virus viêm gan C lây qua tiềm truyền tĩnh mạch chiếm 60% trong đó phổ biến là các đối tượng dùng chung bơm kim tiêm để tiêm chích ma túy hoặc truyền máu
Virus viêm gan C có thể lây nếu như tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh đồ dùng cá nhân có dính máu của bệnh nhâ dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kềm bấm móng
Tiếp xúc trực tiếp với đồ dùng có dính máu của người bệnh khi cơ thể có vết thương hở như: dao cạo râu, kềm bấm móng, bàn chải đánh răng..
- Lây qua đường tình dục
Trong quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm viêm gan C cho bạn tình. Nguy cơ sẽ cao hơn nếu quan hệ bừa bãi và bạn tình nhiễm 1 bệnh lây qua đường tình dục khác. Những người có nguy có lây nhiễm cao trong trường hợp này là người có nhiều bạn tình, quan hệ không an toàn, mại dâm, quan hệ đồng tính…
- Lây truyền từ mẹ sang con
Lây truyền viêm gan C từ mẹ sang con có tỷ lệ thấp khoảng 6% trẻ mới sinh bị nhiễm virus viêm gan C từ mẹ
Trẻ cũng có nguy cơ bị lây nhiễm virus viêm gan C nếu mẹ đã mắc bệnh khi mang thai. Đường lây truyền virus viêm gan C từ mẹ sang con là qua nhau thai vào thời điểm sinh. Khi mẹ bị viêm gan C thì dù sinh thường hay sinh mổ thì vẫn có thể truyền bệnh sang cho con.
Ngoài các con đương lây nhiễm trên, virus viêm gan C không lây qua đường hô hấp, ho, hắt hơi, dùng chung thìa đũa, ôm, hôn, côn trùng cắn…
2/ Cách phòng tránh lây nhiễm viêm gan C cho bệnh nhân HIV
Việc đồng nhiễm viêm gan C hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu người nhiễm HIV nâng cao nhận thức bản thân
Viêm gan C là một trong những căn bệnh phổ biến đối với những người nhiễm HIV vì hai căn bệnh này có đường lây truyền tương tự nhau: lây qua đường tình dục, lây truyền từ mẹ sang con, lây trực tiếp qua máu. Vì vậy để phòng tránh lây nhiễm viêm gan C cần thực hiện an toán trong sinh hoạt tình dục, tốt nhất là không tiêm chích ma túy hoặc tiêm bằng kim tiêm riêng. Người nhiễm HIV muốn có con cần sàng lọc viêm gan C để tránh lây sang con
3/ Viêm gan C gây hại như thế nào đối với bệnh nhân HIV?
Tỷ lệ đồng nhiễm viêm gan C trong nhóm người nhiễm HIV rất cao, do vậy người nhiễm HIV cần chủ động xét nghiệm sàng lọc viêm gan C để điều trị kịp thời trong lúc đã có thuốc chữa khỏi viêm gan C
Trong khi đó, virus HIV là nguyên nhân đầy nhanh diễn biến tự nhiên của quá trình nhiễm virus viêm gan C nên người đồng nhiễm tiến triển nhanh hơn tới xơ gan, ung thư gan và bệnh gan giai đoạn cuối, so với người nhiễm virus viêm gan C đơn thuần. Virus viêm gan C còn làm tăng độc tính của các thuốc kháng HIV cho gan và giảm đáp ứng với điều trị ARV.
Đồng nhiễm HIV và viêm gan C là nhóm bệnh có nguy cơ lây cao và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với người nhiễm HIV. Tuy nhiên, thực tế nhiều người nhiễm HIV vẫn chưa ý thức được vấn đề này
4/ Điều trị viêm gan C
Mặc dù chưa có vắc xin tiêm ngừa viêm gan C nhưng hiện nay đã có thuốc chữa khỏi bệnh viêm gan C mạn tính với hiệu quả cao tới 99% và ít tác dụng phụ. Thời gian điều trị từ 03-06 tháng so với trước kia dùng thuốc chích là 06-18 tháng. Bộ Y tế đã cho phép lưu hành thuốc điều trị viêm gan C có hoạt chất sofosbuvir, thuốc có 2 hoạt chất sofosbuvir, velpatasvir (myvelpa, velsof…)
Việc sử dụng hợp lý những thuốc trên sẽ đem lại cơ hội điều trị khỏi bệnh viêm gan virus C cho rất nhiều bệnh nhân kể cả những trường hợp đã bị xơ gan.
Việc đồng nhiễm viêm gan C làm cho tình trạng của những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS diễn biến nhanh hơn. Bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế, các dịch vụ để sàng lọc, xét nghiệm kiểm tra phát hiện sớm bệnh viêm gan C để có phương pháp điều trị phù hợp.
Để lại một bình luận